Lutein và sự phát triển trí não của trẻ

Nghiên cứu khoa học gần đây trong lĩnh vực dinh dưỡng nhi khoa tại Mỹ cho biết 66-77% lượng carotenoid hình thành nên cấu trúc não trẻ là Lutein, tập trung nhiều nhất ở 4 vùng não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, trí nhớ, nghe và nhìn. Tuy nhiên, vẫn nhiều cha mẹ chưa hiểu rõ về Lutein cũng như bổ sung hàm lượng Lutein cho trẻ như thế nào và bao nhiêu là đủ. 

Lutein hiện diện ở võng mạc thần kinh dưới dạng sắc tố hoàng điểm ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh thị giác và tiến trình cũng như tốc độ xử lý hình ảnh của thị giác. Bên cạnh đó, với tỉ lệ hiện diện của Lutein chiếm đến 59% trong não trẻ, Lutein không chỉ hỗ trợ trẻ hoàn thiện thị giác mà còn có nhiều khả năng có tác động tích cực đến các chức năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của trẻ.

Thời gian 0 - 3 năm đầu đời là giai đoạn "vàng" cho việc phát triển trí não trẻ, trong đó, 80% lượng thông tin ghi nhận được giúp não phát triển là qua thị giác. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất Lutein trong những năm đầu đời rất quan trọng cho việc hoàn thiện sự phát triển thị giác của trẻ nhỏ, cũng như hoàn thiện sự cấu thành các vùng não liên quan đến khả năng nhận thức, tư duy cũng như ghi nhó và học hỏi của trẻ.

Mắt được xem là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu thiếu Lutein. Do không có được điều kiện tốt nhất để hoàn thiện thần kinh thị giác tại điểm vàng, mắt của con bạn sẽ rất yếu, nhận dạng hình ảnh kém hơn những trẻ khác, đồng thời có nguy cơ suy thoái điểm vàng và đục thủy tinh thể. Hơn thế, trẻ ghi nhận và học hỏi được bằng việc quan sát qua đôi mắt và cũng là nền tảng giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ, từ đó khả năng nhận thức tư duy của trẻ cũng trở nên kém hơn.

Cơ thế người cần 2mg Lutein cho mỗi kg cân nặng. Với cách tính này, bạn có thể tự tính được nguồn Lutein cần thiết qua thực phẩm ăn hàng ngày. Thực phẩm chứa nhiều Lutein bao gồm những loại rau trái có màu xanh sẫm, đỏ, cam.

Lutein có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày Nguồn thực phẩm chứa hàm lượng Lutein cao: rau bina (rau chân vịt, cải bó xôi), rau cải xoăn, lá của củ cải, bí đỏ, đậu, hành tây, bắp, măng tây và cà rốt.

Nguồn thực phẩm chứa hàm lượng Lutein vừa phải: rau diếp, nước cam, đậu bắp, ớt, atiso, cần tây, quả mâm xôi, trứng, oliu, mận, đào.

Nguồn thực phẩm chứa hàm lượng Lutein thấp: dưa leo, khoai tây hoặc những loại dưa khác nhau.

Với trẻ nhũ nhi, Letein được bổ sung từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, Lutein trong sữa mẹ giảm dần sau những tháng đầu, mặc dù hàm lượng Lutein được thu nhận vào cơ thể mẹ không hề thay đổi. Bên cạnh đó, với các trẻ nhỏ, khẩu phần ăn trong ngày còn ít hoặc kén ăn, thì mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm thay thế như bột ăn dặm, đặc biệt là sữa công thức có bổ sung Lutein cũng là biện pháp tối ưu nhằm đảm bảo cho trẻ tiếp nhận đủ lượng Lutein cho sự phát triển của trí não.

Theo Nguồn Internet